Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị cho việc tách sổ đỏ, tách thửa đất là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số thủ tục cần thiết để tách sổ đỏ hay tách thửa đất.
Liên quan đến việc tách sổ đỏ và tách thửa đất, khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Ảnh: Minh họa
Như vậy, để tách thửa, ngoài việc đáp ứng diện tích tối thiểu thì bắt buộc phải có sự đồng ý của những thành viên khác có quyền sử dụng đất.
Hồ sơ xin tách sổ đỏ bao gồm:
Có hai trường hợp:
Đơn xin tách thửa đối với trường hợp tách thửa theo yêu cầu của người sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
Đơn xin đăng ký biến động với trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Văn bản thỏa thuận việc phân chia tài sản đã công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp tách sổ đỏ trong phân chia tài sản chung, tài sản thừa kế
Hộ khẩu và chứng minh nhân dân của những người liên quan
Ảnh: Minh họa
Quy trình tách sổ đỏ, tách thửa đất như sau:
Người sử dụng đất có nhu cầu tách sổ đỏ lập hồ sơ với các giấy tờ như trên và nộp tại Phòng Tài nguyên - Môi trường.
Khi đủ giấy tờ hợp lệ, ngay trong ngày nhận hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Phòng có trách nhiệm gửi hồ sơ về cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính.
Trường hợp tách sổ đỏ phải trích đo địa chính, trong không quá 7 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
Làm trích đo địa chính thửa đất mới tách, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính.
Gửi giấy tờ đến cơ quan Tài nguyên - Môi trường cùng cấp.
Trong không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ quan Tài nguyên - Môi trường trực thuộc.
Khi nhận được sổ đỏ đã ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, cơ quan Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm:
Trao bản chính sổ đỏ thửa đất mới cho người sử dụng đất.
Gửi bản lưu sổ đỏ đã ký, bản chính sổ đỏ đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc.
Gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
Mức thuế phí khi tách sổ đỏ, tách thửa
Ảnh: Minh họa
Khi tách sổ đỏ, tách thửa, bên chuyển nhượng phải nộp một số khoản thuế, phí, lệ phí như sau:
✽Thuế thu nhập cá nhân
Số thuế thu nhập cá nhân mà bên chuyển nhượng phải nộp căn cứ vào thuế suất và thu nhập của người đó. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, tuỳ từng trường hợp mà người chuyển nhượng được lựa chọn một trong hai cách sau:
25% tính trên thu nhập chuyển nhượng áp dụng đối với các trường hợp xác định được chính xác thu nhập.
2% tính trên tổng giá trị mua bán chuyển nhượng trên hợp đồng nhưng không thấp hợp giá theo khung giá nhà đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hàng năm.
✽Các khoản lệ phí bên nhận chuyển nhượng phải nộp:
Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng.
Lệ phí trước bạ nhà đất 0,5% giá trị chuyển nhượng.
Blogger Comment
Facebook Comment